NGÀNH TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

 

 

NGÀNH TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

 

Tên ngành đào tạo (tiếng việt) TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

Tên ngành đào tạo (tiếng Anh): GEODETIC CONSTRUCTION SITE

Mã nghề: 6510910

Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG

Hình thức đào tạo: CHÍNH QUY

Loại hình đào tạo: TẬP TRUNG

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

 

1. Ngành Trắc Địa Công Trình là gì?

 

"Trắc địa Công trình" tại trường "Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh" với phương châm đào tạo "Học đi đôi với Hành"

Mục tiêu chính của chương trình đào tạo "Trắc địa Công trình" tại trường "Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh" với phương châm đào tạo "Học đi đôi với Hành" cam kết đào tạo ra những Kỹ sư Thực hành Trắc địa có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành vững chắc, đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp xây dựng hiện đại.

 

 

2. Mục tiêu đào tạo:

 

"Trắc địa Công trình" tại trường "Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh" với phương châm đào tạo "Học đi đôi với Hành"

Mục tiêu chính của chương trình đào tạo "Trắc địa Công trình" tại trường "Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh" với phương châm đào tạo "Học đi đôi với Hành" cam kết đào tạo ra những Kỹ sư Thực hành Trắc địa có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành vững chắc, đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp xây dựng hiện đại.

 

2.1. Mục tiêu chung:

 

Chương trình đào tạo ngành Trắc địa Công trình nhằm mục tiêu đào tạo:

- Kỹ sư thực hành, có năng lực chuyên môn đáp ứng nguồn nhân lực lao động chất lượng cao cho các ngành như: (Trắc địa – Bản đồ; Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp; Xây dựng Công trình Giao thông; Xây dựng Công trình Thuỷ lợi; Xây dựng Cơ sở hạ tầng vv… ).

- Đào tạo người kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước: tự tin tham gia thị trường lao động trong nước; sẵn sàng hội nhập với thị trường lao động khu vực Đông Nam Á, châu Á.

- Đào tạo người kỹ sư có trình độ kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành vững vàng và kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

 

2.2. Mục tiêu cụ thể:

 

2.2.1. Kiến thức.

 

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng, các thông số kỹ thuật và sai số của các loại máy trắc địa thông dụng như: Máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử, máy định vị vệ tinh GNSS;

- Trình bày được quy trình sử dụng, bảo quản, kiểm tra, hiệu chỉnh các loại sai số của máy trắc địa;

- Mô tả được cách thiết lập một bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy tắc biểu diễn vật thể, chi tiết, các quy định đường nét trong bản vẽ kỹ thuật;

- Trình bày được các phương pháp vẽ bản đồ, bình đồ;

- Phân tích được quy trình quan trắc biến dạng công trình;

- Ứng dụng được kiến thức tin học chuyên nghành trắc địa như các phần mềm Autocad, DPSurvey, MicroStation và Famis trong vẽ bản đồ, bình đồ, mặt cắt và xử lý số liệu trắc địa;

- Trình bày được kiến thức cơ bản trắc địa như các đơn vị đo lường, các hệ toạ độ, các phương pháp biểu diễn quả đất; khái niệm về bản đồ, bình đồ và mặt cắt, định hướng đường thẳng; hai bài toán cơ bản trong trắc địa, sử dụng bản đồ;

- Trình bày được phương pháp tính sai số của các đại lượng dạng hàm số, phương pháp bình sai lưới đo đạc đơn giản;

- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo thiết bị và các phương pháp đo góc, đo khoảng cách, đo độ cao;

- Mô tả được các ứng dụng, các phương pháp thực hiện công tác trắc địa trong xây dựng, giám sát thi công và quản lý công trình;

- Trình bày được phương pháp tổ chức sản xuất trắc địa và trắc địa công trình, cách xây dựng và sử dụng đơn giá công tác trắc địa, bảo đảm an toàn lao động; đánh giá được kết quả quá trình thực hiện công việc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định;

- Trình bày được các kiến thức về tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 2/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.

 

2.2.2 Kỹ năng.

 

- Sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa thông dụng như: Máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử, máy định vị vệ tinh GNSS;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm Autocad, DPSurvey, MicroStation và Famis trong vẽ bản đồ, bình đồ, mặt cắt và xử lý số liệu trắc địa;

- Thực hiện được các phép đo góc, đo khoảng cách, đo cao để xây dựng hệ thống lưới khống chế trắc địa công trình phục vụ đo vẽ bình đồ khu vực và phục vụ thi công, giám sát công trình trong thời gian xây dựng và thời gian khai thác sử dụng công trình;

- Tính toán và bình sai được các lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế thi công đơn giản và các dạng lưới khống chế đo vẽ khác;

 

 

- Đo vẽ được bình đồ khu vực xây dựng, mặt cắt địa hình của tuyến;

- Bố trí được công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa; theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh được thi công đúng với thiết kế được duyệt;

- Đọc thành thạo bản vẽ thiết kế kỹ thuật;

- Cắm biên, bố trí được công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa;

- Kiểm tra thi công và đo vẽ hoàn công công trình đúng quy phạm;

- Kiểm tra, hiệu chỉnh, nghiệm thu, bàn giao được sản phẩm;

- Ứng dụng được kiến thức chuyên môn nghề phục vụ cho khảo sát, thiết kế, thi công và hoàn công các công trình xây dựng;

- Tổ chức thực hiện được công tác quan trắc biến dạng và tính được biến dạng của công trình;

- Ứng dụng được các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật của chuyên ngành trắc địa và các chuyên ngành xây dựng khác;

- Tổ chức được làm việc theo tổ, làm được dự toán chi phí công tác trắc địa;

- Kèm cặp, bồi dưỡng được công nhân chuyên ngành bậc thấp hơn;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 

 

- Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm được thông tin trên mạng Internet, xử lý dữ liệu đo đạc, sử dụng được một số phần mềm chuyên dụng để giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể của chuyên ngành.

 

3. Công việc chính và vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

 

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kỹ thuật phụ trách công tác Trắc địa trên công trường xây dựng;

- Kỹ thuật tại các doanh nghiệp Khảo sát – Thiết kế xây dựng;

- Kỹ thuật tại các doanh nghiệp Đo đạc Bản đồ, Dịch vụ Địa chính Nhà đất;

- Ky thuật tại các doanh nghiệp về Đầu tư - Phát triển bất động sản;

- Nhân viên kỹ thuật tại Văn phòng Đăng ký Đất đai – Phòng tài nguyên môi trường;

- Cán bộ địa chính tại UBND cấp Phường, xã, Thị trấn…

 

4. Chương trình đào tạo:

 

- Tổng số 83 tín chỉ với 31 học phần.

- Thời gian đào tạo 2.5 năm chia thành 5 học kỳ.

 

5. Liên kết xét tuyển liên thông đại học:

 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Xây dựng TP. HCM được xét tuyển liên thông vào các trường đại học có chuyên ngành liên quan như Trắc địa, Bản đồ, Quản lý Đất đai để nâng cao trình độ và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

 

 

 

 

Liên kết

Giỏ hàng của tôi

Sản phẩm Giá Số lượng Tổng
Tiếp tục mua hàng
Thành tiền
Thanh toán